Rác thải ở Nhật
Rác ở Nhật không đơn giản là hễ dùng xong liền vứt. Có khá nhiều kiến thức bạn cần chuẩn bị sẵn trước khi quăng nó vào thùng, cũng như một cách để làm vừa lòng hàng xóm nữa. Bài viết này sẽ giải thích các vấn đề về việc vứt rác, bao gồm cách dọn sạch thùng rác và tách nó ra, cũng như từ vựng mà bạn cần biết để nhận biết dấu hiệu cũng như phân loại chúng.
Rác thải thông thường
Ở Nhật Bản, rác thông thường hoặc rác không tái chế được gọi là 燃やすごみ (moyasu gomi) hoặc 可燃ごみ (kanen gomi). Cả hai đều dùng để chỉ rác có thể đốt. Những loại rác có thể đốt được thường là rác thải thực phẩm, quần áo cũ hay chất thải giấy.
Cụm từ なまごみ (nama gomi) được sử dụng để chỉ rác thải nhà bếp, ví dụ như vỏ trái cây/ rau củ, vỏ trứng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác có thể để lại mùi khó chịu khi phải ở trong thùng rác quá lâu. Người Nhật thường để riêng 生なまごみ (nama gomi) hoặc rác thô (còn tươi sống) trong một túi riêng biệt để vứt nó ra ngoài ngay lập tức hoặc quấn chúng bằng một tờ báo nhằm ngăn chặn mùi hôi. Thao tác này đặc biệt quan trọng vào mùa hè Nhật Bản vì thời tiết khi đó có thể trở nên khá ẩm ướt và nóng.
もやすごみ (moyasu gomi) thường được dọn khắp thành phố đón hai lần một tuần. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, có thể sẽ có một nhà chuyên để vứt rác bất cứ thời điểm nào bạn rảnh. Hoặc, bạn sẽ phải làm theo quy định của nơi ở về khu vực cũng như địa điểm đổ rác. Ở hầu hết các thành phố, bạn cần đổ rác trước 8 giờ sáng.
Rác có thể tái chế
Các chất tái chế thường được gọi là 資源ごみ (shigen gomi). Tái chế ở Nhật Bản khá là phức tạp. Tại Nhật, bạn sẽ phải phân loại rác tái chế được thành ba loại khác nhau là カン (kan): lon, びん (bin): lọ thủy tinh và ペットボトル (petto botoru): chai nhựa. Đầu tiên cần phải xé lớp giấy bọc lon trước khi tái chế. Hầu hết các nhà sản xuất tại Nhật Bản sẽ đục lỗ phần gói trên chai để người dùng dễ dàng xé bỏ chúng hơn. Tại một số thành phố, khay xốp và hộp cũng được phân vào nhóm rác có thể tái chế này
Lon, chai thủy tinh và chai nhựa thường được lên lịch thu gom mỗi tuần một lần. Bạn phải tự mình đem rác ra khỏi nhà và mang đến địa điểm thu rác quy định.
Các bình nhựa tái chế:
Ở Nhật, có một loại rác được gọi là 容器ようき包装リサイクル (youki housou risaikuru). Loại này thường là những chai dầu gội bằng nhựa, khay đựng thức ăn và hộp đựng sữa chua bằng nhựa. Bạn nên rửa chúng sạch sẽ trước khi phân loại chúng để đem đi tái chế. Tùy thuộc vào từng thành phố, ngày vứt rác tái chế loại này có thể khác với ngày đi vứt lon nhựa hoặc chai thủy tinh.
Rác không cháy được
燃もやさない (moyasanai gomi) hoặc 不燃ごみ (funen gomi) là hai từ để chỉ rác không cháy được ở Nhật Bản. Loại rác này cần phải được xử lý cẩn thận vì chúng có thể gây nguy hại cho môi trường hoặc con người. Ví dụ như các vật liệu thủy tinh (bóng đèn, bình thủy tinh, hộp thủy tinh để trang điểm hay hộp bảo quản thuốc), lon xịt, chảo nấu ăn, dao và bật lửa. Moyasanai gomi thường được thu gom hai lần một tháng vào thứ sáu của tuần đầu tiên và tuần thứ ba.
Rác quá khổ
Rác quá khổ sẽ được gọi là 粗大そだいごみ (sodai gomi), thường là loại có độ dài hơn 30 cm. So với các quốc gia khác, việc vứt và xử lý rác thải quá khổ tại Nhật là khá phức tạp và bạn phải trả tiền cho dịch vụ này.
Giả sử bạn muốn vứt đi một chiếc xe đạp cũ, trước tiên bạn sẽ phải gọi điện để hẹn lịch thu gom, trong trường hợp này thì sẽ tốn khoảng 800 yen tại Tokyo. Sau khi bạn lên lịch hẹn, sẽ có người thông báo cần phải mua loại nhãn nào: 粗大そだいごみ処理しょり券けん (sodai gomi shori ken). Những nhãn dán này là bằng chứng cho việc bạn đã thanh toán dịch vụ xử lý rác. Bạn có thể mua những miếng dán này ở các cửa hàng tiện lợi lân cận. Vào ngày đến hẹn, bạn có thể dán chúng lên xe đạp và đặt nó bên ngoài chờ người đến lấy. Đây là mọi quy trình trong trường hợp bạn cần vứt đi một chiếc xe đạp cũ đó!! (Cũng mệt nhỉ =]]] )
Khi bạn chuyển đến một địa điểm mới và không biết phải bỏ thùng rác ở đâu, bạn có thể hỏi đại lý bất động sản hoặc chủ nhà là 「すみません、ゴミはどこに出せばいいですか?」(Tôi có thể đổ rác ở đâu?)
Một số từ vựng
ごみを出す (gomi o dasu) – vứt rác
資源しげん (shigen), リサイクル – tái chế
容器ようき包装ほうそう (youki housou) – chai, hộp nhựa
ごみ を分別ふんべつする (bunbetsu suru) – phân biệt
ごみ を収集しゅうしゅうする (shuushuu) – thu gom rác thải
発砲トレイ (happou torei) – khung/ hộp bọt
古紙こし (koshi) – giấy đã sử dụng
びん (bin) – Bình thủy tinh
缶かん (kan) – Lon
ペットボトル (petto botoru) – Hộp nhựa
粗大そだいごみ (sodai gomi) – rác kích thước lớn
粗大そだいごみ処理しょり券 けん(sodai gomi shori ken) – Phiếu vứt rác quá khổ
燃もやすごみ (moyasu gomi) – Rác cháy được
可燃かねんごみ (kanen gomi) – Rác cháy được
燃もやさないごみ (moyasanai gomi) – Rác không thể cháy
不燃ふねんごみ (funen gomi) – Rác không thể cháy
生なまごみ (nama gomi)- Rác thô
Lưu ý: Quy định phân loại và vứt rác có thể khác nhau tùy vào nơi bạn sống.