Rất nhiều người học tiếng Nhật cảm thấy thật sự chùn bước trước Kanji. Với những người có ngôn ngữ mẹ đẻ sử dụng bảng chữ cái La Mã như chúng ta thì chữ tượng hình đúng là một khó khăn lớn. Tuy nhiên mọi khó khăn đều có thể giải quyết được, một cách triệt để mà “dễ thở” hơn bạn nghĩ rất nhiều!
Chuẩn bị tâm lý
Đầu tiên hãy chuẩn bị tâm lý của bạn. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bạn cần áp dụng cả 3 điều dưới đây:
- Ưu tiên những vấn đề quan trọng
- Mục tiêu S.M.A.R.T.
- Từng bước nhỏ
Chia sẻ công khai những mục tiêu của bạn
“Con người” là một động vật thú vị. Ta hiếm khi làm những điều mà ta biết là tốt (hoặc tránh làm những điều bản thân biết là có hại) trừ khi nhận thức ra rằng có những người khác đang theo dõi ta. Người ta có thể bao biện rằng một người trưởng thành sẽ không quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác. Nhưng trong thực tế, ta vẫn quan tâm mà thôi. May mắn thay, những người học kanji có thể lợi dụng hiện tượng tâm lý này.
Tạo một Blog học Kanji: Đây là một cách cực kỳ hiệu quả để chia sẻ công khai các mục tiêu (kích hoạt lập trình tâm lý bẩm sinh của chúng ta với khát khao thành công trong mắt người khác), phát triển một điều sau (mà chúng ta sẽ cảm thấy không bắt buộc). Có vô số loại blog cho bạn lựa chọn và bắt đầu ngay bây giờ nhé! Hãy đảm việc chăm blog của bạn xoay quanh một mục tiêu cụ thể gắn với khung thời gian cụ thể luôn. Đây chính là chìa khóa dẫn đến thành công cho bước tiếp theo: tạo mục tiêu.
SMART: Specific (Cụ thể) , Measurable (Đo lường được), Attainable (Có thể thực hiện được), Realistic (Thực tế) và Time Bound Goals (Có hạn chế thời gian)
Hầu hết các mục tiêu đều gặp phải thất bại ngay từ đầu. Do cảm tính, do phấn khích nhất thời…, người ta thường đặt ra các mục tiêu thú vị quá lớn, quá xa và không rõ ràng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi gần như hầu hết quyết tâm đầu năm mới thường không bao giờ trở thành hiện thực.
May mắn thay, S.M.A.R.T. Các mục tiêu (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Thời gian) có thể giúp bạn giải quyết tình trạng trên. Nếu bạn từng nghe từ viết tắt này trước đây và lập tức gạt nó sang một bên chỉ vì “đây là lý thuyết suống vô nghĩa” thì bạn đã hồ đồ y như mình hồi trước vậyyyyyy. Khi thực sự đã trải qua bài tập thực hành này, mình mới nhận ra nó “quyền lực” đến mức nào.
Vậy thì mục tiêu S.M.A.R.T. khi học 2000 kanji trong 3 tháng sẽ thế nào?
- Cụ thể: Như tiêu đề bài viết này, mình sẽ không nói là “Cần giỏi tiếng Nhật hơn trong năm tới”. “Giỏi” và “tiếng Nhật” không phải là các từ xác định, nó vô nghĩa đối với mục tiêu của chúng ta.
- Đo lường được: Lúc này, bạn cần có 1 con số cụ thể. Bạn cần đạt được những gì?
- Có thể thực hiện được: Nếu đã thực sự quyết tâm, chỉ cần follow hướng dẫn học kanji cuối bài, mình tin là bạn sẽ hoàn thành nó!!
- Thực tế: Học 2000 kanji trong 1 tuần là vô cùng khủng khiếp nhưng 3 tháng chính là khung thời gian hợp lý nếu ta kiên trì.
- Thời gian giới hạn: Bạn sẽ phải chỉ ra ngày cụ thể trên lịch luôn!!
Giờ thì đến lượt bạn. Lôi một mảnh giấy ra để viết tay mục tiêu SMART (tin mình đi). Ngoài việc viết ra những điều bạn sẽ làm, hãy nghĩ thêm cả những thứ bạn sẽ cố wkhông làm (VD: Hạn chế thời gian lãng phí khi chơi game, xem TV, ngủ quá nhiều…)
Nếu vẫn còn quá bối rối, hãy bắt đầu từ những mục tiêu sau đây:
- Nên học bao nhiêu kanji một ngày? Một phép toán đơn giản là tính ra được bạn cần học bao nhiêu từ một ngày rồi. Đó chính là 23 kanji mỗi ngày (2,042 kanji ÷ 90 ngày = 22.7). Mình khuyên bạn nên học từ 25 đến 30 từ mỗi ngày, cũng để dự phòng những trường hợp không đoán trước được (đi công tác, sự kiện cần tham gia…, hoặc nhỡ Godzilla tấn công trái đất). Bất kể bạn học bao nhiêu Kanji mỗi ngày, dù là 0 đi nữa, cũng đừng quên cập nhật lên blog nhé. Nếu bạn học ít hơn 25 từ kanji một ngày, vẫn có thể học bù vào ngày hôm sau mà. Miễn đừng bỏ thói quen học tập bằng không bạn sẽ lùi thật xaaaaaaa so với dự kiến mất.
- Nên dành ra bao nhiêu thời gian để học? Không như số từ phải học mỗi ngày, thời gian học theo ngày của bạn sẽ không quá khắt khe. Khi đã học quen khoảng 6, 7 ngày rồi, bạn sẽ tự nhận ra mình thường tốn bao nhiêu phút để học 25 từ mới. Cũng sẽ tìm ra cách học nhanh và phù hợp nhất để cải tiến mỗi ngày.
Tiến từng bước nhỏ
Những khi bị choáng bởi 2000 moonroons kanji, hãy hít một hơi và lần lượt nhớ về các từ kanji trong đầu bạn. Hay như Anne Lamott nói trong sách của mình “Bird by Bird”:
Ba mươi năm trước, anh trai tôi, lúc đó mới mười tuổi, đang cố viết xong bài báo cáo về những con chim trong vòng ba tháng, mà hạn chót là ngày hôm sau. Chúng tôi đã ra ngoài, đến cabin gia đình ở Bolinas, anh tôi đứng cạnh bàn ăn và sắp khóc đến nơi, bao quanh đó là những giấy và bút chì và cả đống sách chưa từng mở có chủ đề là những con chim. Rồi bố tôi ngồi xuống, choàng tay qua vai anh trai tôi rồi nói, “Từng con một, nhóc con. Từng chim một”
(Bản gốc: bird by bird – chơi chữ bit by bit)
Phương pháp học
Đầu tiên bạn cần hiểu được cách dùng của âm On và âm Kun
1. Học thuộc Phiên âm chữ Hán
2. Học về quy tắc chuyển âm: (âm đầu, vần, âm cuối)
2.1. CÁC QUY TẮC CHO ÂM ĐẦU CHỮ HÁN
Hàng nguyên âm và “Y”
A Ă Â E Ê I O Ô Ơ U Ư Y => Hàng “a i u e o” hay “ya yo yu”
Ví dụ: ÂN => on, YẾN => en; ƯU => yuu, YÊU => you
B => h
Ví dụ: BA => ha, BẠC => haku, BÁCH => hyaku
C => k
Ví dụ: CÁC => kaku
CH => Hàng “sh”
Ví dụ: CHƯƠNG => shou
GI => k
Ví dụ: GIAI => ka
D => Hàng “ya yo yu”
Ví dụ: DƯƠNG => you, DU => yuu, DỰ => yo
Đ => t
Ví dụ: ĐÔNG => tou
H => k (g)
Ví dụ: HẢI => kai, HIỆN => gen
K => k
Ví dụ: KIM => kin
L => r
Ví dụ: LOAN => ran
M => m
Ví dụ: MẠNG => mei
N => n
Ví dụ: NAM => nan
NG => g
Ví dụ: NGŨ => go
NH => n; NHƯ– => j
Ví dụ: NHỊ => ni, NHƯỢNG => jou, NHƯ => jo
P: Không có âm Hán Việt mấy
PH => h
Ví dụ: PHÁT => hatsu
QU => k
Ví dụ: QUỐC => koku, QUY => ki
R: Không có âm Hán Việt mấy
S => Hàng “sa shi su se so”
Ví dụ: SINH => sei
T => Hàng “sa shi su se so”
Ví dụ: TÔN =. son
TH => s ; THI– => t
Ví dụ: THẤT => shitsu, THIẾT => tetsu, THIÊM => ten
TR => ch ; TRI– => t
Ví dụ: TRƯỜNG => chou, TRIẾT => tetsu
V => Hàng “a i u e o”
Ví dụ: VIÊN => en, VĨNH => ei
X => Hàng “sa shi su se so”
Ví dụ: XA => sha, XÚ => shuu
Y: Xem ở trên (nguyên âm và Y)
2.2. CÁC QUY TẮC CHO ÂM CUỐI KANJI
T => tsu
Ví tụ: THIẾT => tetsu
N, M => n
Ví dụ: VẤN => mon
P => âm dài
Ví dụ: ĐIỆP => chou
C => ku
Ví dụ: ÁC => aku, DƯỢC => yaku
CH => ki (ku: một số ít)
Ví dụ: TỊCH => seki, DỊCH 駅 => eki, LỊCH => reki, DỊCH 訳 => yaku, BÁCH => hyaku
2.3. QUY TẮC CHUYỂN VẦN
ƯƠNG, ANG, ÔNG => ou
ƯỚC => yaku
ICH => eki
AC => aku (yaku)
INH => ei (ou)
ANH => ei
ÊNH => ei
ONG => ou, uu
Ô => o
A => a
AN, AM => an
AI => ai
ÂN, ÂM => in
IÊM, IÊN => en
2.4. VÍ DỤ ÁP DỤNG
TRIỂN LÃM: tenran
VIỆT NAM: etsu nan
HÀN QUỐC: kan koku (H => k, QU => k)
NHẬT BẢN: ni hon hoặc nippon (NH => n, B => h)
HẢI CẢNG: kai kou
3. TEST (Sử dụng các app sau đây)
- Quizlet (Có thể dùng cả trên máy tính và điện thoại)
- Anki
- Kanji N5/4/3/2/1 (trên appstore)
4. Danh sách 2000 Kanji: ẤN VÀO ĐÂY